Quận Hà Đông là một quận nội thành Hà Nội, thành lập vào 8/5/2009, cách trung tâm Hà Nội 12km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông là vùng đất truyền thống văn hóa, nơi đặt nhiều cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội, ngoài ra đây cũng là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của cả nước.
TÓM TẮT
- 1 1. Vị trí địa lý – địa hình – khí hậu
- 2 2. Hành chính
- 3 3. Lịch sử hình thành và phát triển
- 4 4. Văn hóa quận Hà Đông
- 5 5. Giao thông và cơ sở hạ tầng
- 6 6. Các cơ quan Nhà nước đóng tại Quận Hà Đông
- 7 7. Các bệnh viện nằm tại Quận Hà Đông
- 8 8. Các trường Đại học đóng tại quận Hà Đông
- 9 9. Trung tâm mua sắm lớn tại Quận Hà Đông
1. Vị trí địa lý – địa hình – khí hậu
1.1. Vị trí địa lý
Quận Hà Đông nằm ở cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, tại nơi giao nhau của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và tỉnh lộ 70A. Ngoài ra, Hà Đông cũng là điểm khởi đầu của Quốc lộ 21B nối trung tâm nội thành tới huyện phía Nam và đi các tỉnh Ninh Bình và Hà Nam.
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì
- Phía Đông Bắc giáp với quận Thanh Xuân
- Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Quốc Oai
- Phía Tây Nam giáp huyện Chương Mỹ
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai
1.2. Địa hình
Quận Hà Đông là vùng đồng bằng nên địa hình bằng phẳng, độ chênh lệch không lớn, tạo điều kiện thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ.
1.3. Khí hậu
Quận có khí hậu của miền Bắc Việt Nam với đặc điểm là nóng ẩm và có mùa lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình năm là 23 độ, lượng mưa trung bình 1700mm – 1800 mm.
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 7.

2. Hành chính
Hiện quận Hà Đông có 17 phường: Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La.
3. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1888, tỉnh Hà Đông chính thức được thành lập, đóng tại Cầu Đơ nên đặt luôn là tỉnh Cầu Đơ.
Năm 1904, đổi tên là tỉnh Hà Đông, với tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông.
Năm 1965, Sơn Tây và tỉnh Hà Đông sáp nhập thành tỉnh Hà Tây
Ngày 27/12/1975, Thực hiện hợp nhất tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, Sáp nhập tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Thị xã Hà Đông thuộc Thủ đô Hà Nội nhưng vẫn giao cho tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.
Ngày 12/8/1991, Tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây và thị xã Hà Đông trực thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 1/11/2003, Thành lập các phường Vạn Phúc và Hà Cầu trên cơ sở xã Vạn Phúc và xã Hà Cầu.
Ngày 1/4/2006, Sáp nhập các xã Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai vào Thị xã Hà Đông.
Ngày 27/12/2006, Ban hành Nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc trực thuộc tỉnh Hà Tây.
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, từ ngày 1/8/2008, thành phố Hà Đông cùng toàn bộ tỉnh Hà Tây Được sáp nhập về thủ đô Hà Nội.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông trực thuộc thành phố Hà Nội như hiện nay.
4. Văn hóa quận Hà Đông
Quận Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống. Danh sách các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa tại Hà Đông
- Làng dệt La Khê
- Chùa Mậu Lương
- Làng lụa Vạn Phúc
- Làng rèn Đa Sỹ
- Bia Bà
- Chùa Diên Khánh

5. Giao thông và cơ sở hạ tầng
Quận Hà Đông nằm tại vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quân sự, là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc nước ta.
Giao thông tại quận Hà Đông khá phong phú gồm Quốc lộ 2, Quốc lộ 21B, tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển và nằm tại nơi giao cắt với một số tuyến đường quan trọng như: Lê Trọng Tấn, Quang Trung, Bal,…
Ngoài ra, còn có một số tuyến đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận như: tuyến sắt số 2 đi Cát Linh Hà Đông, tuyến số 6 đi Nội Bài Ngọc Hồi, tuyến đường sắt số 7 đi Mê Linh Ngọc Hồi.
Hiện nay trên địa bàn quận đã và đang xây dựng một số khu đô thị như: Khu đô thị An Hưng, Khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La – Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê – Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa….

6. Các cơ quan Nhà nước đóng tại Quận Hà Đông
Quận Hà Đông đang là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan hành chính lớn của TP Hà Nội:
- Văn phòng Thành ủy Thành phố Hà Nội
- Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội
- Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội tại số 2
- Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Sở Giao thông Vận tải
- Sở Tư pháp Hà Nội tại đường Trần Phú.
- Phòng Công chứng số 7 thuộc Sở Tư pháp
- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp
- Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội
- Trung tâm Đào tạo và huấn luyện Công an thành phố Hà Nội
- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
- Trung tâm Phát triển Nông thôn Việt Nam thuộc Sở Nông nghiệp Hà Nội
- Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội
- Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp
- Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp Hà Nội
- Liên minh các HTX thành phố Hà Nội, địa chỉ tại đường Trần Phú
- Chi cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội
- Văn phòng 2 của Công ty Xổ số Kiến thiết Thủ đô
- Trung tâm Đào tạo và Phát triển Thanh niên thuộc Thành đoàn Hà Nội
7. Các bệnh viện nằm tại Quận Hà Đông
Không chỉ là nơi có nhiều cơ quan hành chính Nhà nước, quận Hà Đông còn là nơi tập trung nhiều bệnh viện trực thuộc Trung Ương:
- Viện Quân y 103 – Trực thuộc Bộ Quốc phòng – Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Viện bỏng Quốc gia
- Bệnh viện Đa khoa Quận Hà Đông
- Bệnh viện Công an Hà Nội
- Bệnh viện Nhi thành phố Hà Nội
- Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông
- Bệnh viện Tuệ Tĩnh
- Bệnh viện 09 Hà Đông
- Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông

8. Các trường Đại học đóng tại quận Hà Đông
Quận Hà Đông được biết đến là nơi hội tụ nhiều trường đại học lớn hàng đầu của cả nước, đây đều là những trường đầu ngành có chuyên môn và trình độ giảng dạy chất lượng.
- Học viện Quân y
- Học viện Chính trị Quân sự
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Trường Đại học Đại Nam
- Đại học Thành Tây
- Cao đẳng Y tế Hà Đông
- Cao đẳng Kinh tế

9. Trung tâm mua sắm lớn tại Quận Hà Đông
Hà Đông được biết đến là “thiên đường” mua sắm và vui chơi giải trí bởi tập trung nhiều trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị lớn của cả nước:
- Siêu thị Big C Hà Đông
- Siêu thị Co.opMart
- Siêu thị Metro Hà Đông
- Siêu thị Vinmart
- TTTM AEON MALL Hà Đông
- Chuỗi siêu thị Đức Thành
Trên đây là thông tin liên quan tới quận Hà Đông, hy vọng rằng bài viết của Cẩm Nang Mua Nhà đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên ghé thăm website để biết thêm các tin hay mỗi ngày nhé.