Đường vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ vo tròn, chạy xung quanh và bao trọn lấy nội thành TP Hà Nội. Tuyến đường sau khi hoàn thành xây dựng sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giảm tải ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại thủ đô trên các cung đường quan trọng, đồng thời giúp thay đổi bộ mặt đô thị trở nên văn minh, hiện đại.
TÓM TẮT
1. Tổng quan tuyến đường vành đai 1
Đường vành đai 1 có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược cải thiện hạ tầng giao thông cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Tuyến đường là trục đường chính nối phía Đông và phía Tây của thành phố đi qua các quận: Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Tuyến vành đai này có mức đầu tư lên tới hơn 10 nghìn tỷ đồng, chia thành nhiều giai đoạn thành phần khác nhau. Kinh phí để thực hiện xây dựng dự án được lấy từ ngân sách thành phố và các nguồn khác trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2017-2020.

2. Tuyến đường vành đai 1 dài bao nhiêu km?
Tuyến đường vành đai 1 chạy theo chiều kim đồng hồ, điểm đầu đường vành đai chạy từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam, toàn bộ đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường Ô Chợ Dừa, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân, tới đoạn cầu Nhật Tân là kết thúc tuyến đường vành đai.
Trên lộ trình tuyến đường này còn có 2 cầu vượt bằng thép và 1 hầm chui:
- Cầu vượt Ô Đống Mác bằng thép nối giữa đường Nghi Tàm và Trần Quang Khải.
- Cầu vượt Ô Cầu Dền làm bằng thép nối giữa Trần Khát Trân và Đại Cồ Việt.
- Hầm chui Kim Liên nối giữa Đại Cồ Việt và Xã Đàn.
Tiến độ thi công vành đai 1
- Trong năm 2016, quy hoạch đường vành đai 1 từ cầu Nhật Tân đến Hoàng Cầu được mở rộng.
- Đường Cầu giấy – Bưởi – Lạc Long Quân cũng đã được hoàn thành.
- Đoạn đường Hoàng Cầu – Voi Phục sẽ cố gắng hoàn thành vào cuối năm 2020 (Đến nay vẫn chưa hoàn thành).
Việc triển khai đầu tư xây dựng tiếp đoạn còn lại từ Hoàng Cầu – Voi Phục là cần thiết, bởi sẽ giúp phát huy hiệu quả tối đa của tuyến đường. Đường vành đai 1 Hoàng Cầu Voi Phục có quy mô 2,27km, mặt cắt ngang 50m, diện tích khoảng 153,431m2. Để hoàn thành xây dựng tuyến đường này đã phải giải phóng 2.328 hộ dân, trong đó địa bàn quận Đống Đa là 808 hộ, địa bàn quận Ba Đình là 1.520 hộ, nhu cầu tái định cư khoảng 2.239 căn hộ.
Tuyến vành đai cũng được đầu tư xây dựng các hạng mục bãi đỗ xe, cây xanh, khớp nối đồng bộ hạ tầng, kiến trúc cảnh quan cho đô thị.
Đến cuối năm 2020, đoạn Hoàng Cầu Voi Phục là tuyến cuối cùng cũng đã được triển khai khép kín trên đường vành đai và được TP Hà Nội quyết tâm hoàn thành sớm nhất có thể. Dự án ngay sau khi hoàn thành sẽ kết nối, giúp phát huy hiệu quả toàn tuyến, giúp giảm tải ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu di chuyển.

3. Bản đồ toàn tuyến đường vành đai 1
Dưới đây sẽ là bản đồ toàn tuyến đường vành đai 1


4. Tiềm năng phát triển tuyến đường vành đai 1
Đường vành đai 1 Hà Nội cũng giống như đường vành đai 1 TPHCM được coi là tuyến đường trọng điểm của thủ đô. Dự án đã được thành phố tập trung và dồn toàn bộ nguồn lực để triển khai xây dựng, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc về mặt bằng để thi công được đúng kế hoạch.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông trên những cung đường có tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm của Hà Nội. Mặt khác, tuyến đường cũng giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt của đô thị được trở nên văn minh và hiện đại hóa hơn.

Trên đây là thông tin về tuyến đường vành đai 1. Mong rằng nội dung bài nội dung bài viết của Cẩm Nang Mua Nhà đã cung cấp tới bạn những thông tin bổ ích. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.