Đường cao tốc Hà Nội Hòa Bình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối Tây Bắc, Hà Nội. Phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. Cắt giảm khoảng cách và giời gian di chuyển từ Hà Nội lên Hòa Bình. Thông tin bài viết dưới đây, Cẩm Nang Mua Nhà sẽ cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về dự án này. Mời bạn tham khảo.
TÓM TẮT
1. Tổng quan dự án cao tốc Hà Nội Hòa Bình
Đường cao tốc Hà Nội Hòa Bình có ký hiệu toàn tuyến là CT.08.
Tuyến cao tốc này đem lại nhiều lợi ích cho người dân từ Hà Nội đến các tỉnh Tây Bắc. Việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này được xác định là phù hợp với chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Quốc gia. Định hướng quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ. Đồng thời góp phần kết nối không gian đô thị và mạng lưới giao thông giữa các vùng xung quanh dự án.

2. Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình dài bao nhiêu km?
Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình tổng chiều dài 56km có điểm đầu giao cắt với vành đai 3 tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, điểm cuối là Quốc lộ 6, phường Trung Minh, tỉnh Hòa Bình.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội Hòa Bình được chia thành hai đoạn:
Đoạn Láng – Hòa Lạc: Tuyến cao tốc này có chiều dài gần 30km, được khởi công vào năm 1996 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 1998. Ngày 20/3/2005, tuyến cao tốc được mở rộng lên thành 6 làn xe và được thông xe ngày 3/10/2010.
Đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình: Tuyến cao tốc này được xây dựng ngày 3/10/2010 và chính thức thông xe vào ngày 10/10/2018. Tuyến cao tốc có chạy qua địa phận Hòa Bình có chiều dài 22,7km. Dự án có điểm đầu khoảng K6+800 trên đường Hòa Lạc – Hòa Bình tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Điểm cuối ở khoảng Km32+367 giao với dự án cầu Hòa Bình 5 tại địa phận phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Ban đầu dự án do công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) làm chủ đầu tư kiêm đơn vị thi công. Đến giữa năm 2013, Geleximco xin dừng triển khai dự án do không thể hoàn thành công trình theo tiến độ đã cam kết. Sau đó liên danh Tổng công ty 36 – Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội – Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc tiếp tục làm nhà đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư là 2.700 tỷ đồng. Tuyến cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh vùng Tây Bắc Bộ, giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 6.

Tuyến cao tốc được thiết kế với quy mô cao tốc cấp 3 đồng bằng, mặt đường rộng 11m, nền đường rộng 12m. Vận tốc thiết kế tối đa cho người di chuyển là 80km/h. Sau đó được sửa lên tiêu chuẩn đường cao tốc, đoạn không qua đô thị theo tiêu chuẩn loại B, có 6 làn xe, mặt cắt ngang là 33m, vận tốc tối đa là 100km/h. Đoạn qua đô thị có mặt cắt là 42m, vận tốc cho phép là 60km/h.
3. Bản đồ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình
Dưới đây sẽ là hình ảnh bản đồ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình:

4. Tiềm năng phát triển cao tốc Hà Nội Hòa Bình
Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình hoàn thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình so với trước đây. Nếu trước phải mất 120 phút di chuyển thì bây giờ rút xuống chỉ còn mất 60 phút, giảm tải tình trạng quá tải cho Quốc lộ 6.
Đoạn đường cao tốc này giúp người dân di chuyển lên Tây Bắc nhanh chóng, giúp cho các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn để vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận hành.
Cao tốc là cầu nối quan trọng của Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội, phát triển du lịch Tây Bắc. Nhờ vậy, thu hút nhiều nhà đầu tư, giúp giá trị bất động sản khu vực tăng lên nhanh chóng.

Trên đây là bài viết giới thiệu về dự án đường cao tốc Hà Nội Hòa Bình. Mong rằng, bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin bổ ích. Để biết thêm nhiều thông tin bài viết chọn lọc khác, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website để được cập nhật nhanh nhất.