Là dự án đường cao tốc dài và lớn tại miền Nam, cao tốc Bến Lức Long Thành có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là một dự án trọng điểm Quốc gia nên rất được chú trọng đầu tư và xây dựng.
TÓM TẮT
1. Tổng quan dự án cao tốc Bến Lức Long Thành
Cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam. Tuyến cao tốc được khởi công xây dựng vào tháng 7/2014. Với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31,3 nghìn tỷ đồng.
Sau khi đi vào sử dụng tuyến cao tốc Long Thành Bến Lức kết nối giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Kết nối trực tiếp đến nhiều hệ thống cảng biển, đặc biệt là Sân bay Quốc tế Long Thành.
Chủ đầu tư của dự án là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Lộ trình các tuyến đi qua tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai.

2. Cao tốc Bến Lức – Long Thành dài bao nhiêu km?
Tuyến cao tốc có chiều dài 57,8km. Bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trong đó, 4,8km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc. 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Tuyến cao tốc được thiết kế có 4 làn xe, 2 làn xe dừng khẩn cấp. Vận tốc thiết kế 100km/h. Chia thành hai phần:
- Đoạn An Phú – Vành Đai II: Quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe, chiều rộng nền đường là 26,5m, chiều rộng mặt đường 2×7,5m, chiều rộng làn đường dừng khẩn cấp là 2x3m. Thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế là 80km/h.
- Đoạn Vành Đai II – Long Thành – Dầu Giây: Quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe, chiều rộng nền đường là 27,5m, chiều rộng mặt đường là 2 x 7,5m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2 x 3m. Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97, vận tốc thiết kế 120 km/h (cầu Long Thành có tốc độ thiết kế 100 km/h).

3. Bản đồ cao tốc Bến Lức Long Thành
Dưới đây là bản đồ đường đi của cao tốc Long Thành Bến Lức, bạn đọc có thể theo dõi để quan sát khi di chuyển.



4. Tiềm năng phát triển cao tốc Bến Lức Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức Long Thành là công trình trọng điểm Quốc Gia, nối miền Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ không qua nội đô TP.HCM. Giúp kết nối mạng lưới cao tốc, Quốc lộ và hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải và Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Công trình khi đi vào sử dụng sẽ giúp giảm ùn tắc trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạo đà phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam.
Ngoài ra, sau khi cao tốc đi vào sử dụng đã tạo nên cơn sốt về bất động sản dọc tuyến đường này. Đặc biệt là những tuyến qua đoạn qua Nhà Bè TP.HCM. Những vùng lân cận cũng sẽ được ăn theo.
Nhờ tuyến đường này, việc đi vào trung tâm thành phố sẽ trở nên gần hơn. Những nhà nghỉ dưỡng ven và những khu resort cũng sẽ được hình thành.
Dịch vụ sẽ rất phát triển đặc biệt là du lịch tại các khu vui chơi tại Đồng Nai và TP.HCM ngày càng được đầu tư với quy mô lớn. Phục vụ lượng khách ngày một đông.

Việc rút ngắn hành trình và thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Giao thông an toàn và thuận lợi chính là một trong những lực hấp dẫn thu hút đầu tư. Thúc đẩy đầu tư của các khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh thành phía Nam. Từ đây, mở ra cơ hội việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho địa phương liên vùng.
Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã đề xuất xuất với Bộ GTVT tiếp tục đầu tư tuyến nối giữa cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, khi hoàn thành hệ thống cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ phát huy hiệu quả gấp bội…
Trên đây là nội dung bài chia sẻ về dự án cao tốc Bến Lức Long Thành. Mong rằng bài viết của Cẩm Nang Mua Nhà đã mang tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.