Cao tốc Bắc Nam là một tuyến đường huyết mạch quan trọng của Việt Nam. Tuyến cao tốc này sau khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các miền, các khu kinh tế của cả nước.
TÓM TẮT
- 1 I. Tổng quan dự án cao tốc Bắc Nam
- 2 II. Cao tốc Bắc Nam dài bao nhiêu km?
- 2.1 Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
- 2.2 Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình
- 2.3 Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa
- 2.4 Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh
- 2.5 Đường cao tốc Hà Tĩnh – Quảng Bình
- 2.6 Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị
- 2.7 Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng
- 2.8 Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- 2.9 Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định
- 2.10 Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang
- 2.11 Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
- 2.12 Đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành
- 2.13 Đường cao tốc Long Thành – Bến Lức
- 2.14 Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương
- 2.15 Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ
- 3 III. Tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào?
- 4 III. Bản đồ cao tốc Bắc Nam
- 5 IV. Tiềm năng phát triển cao tốc Bắc Nam
I. Tổng quan dự án cao tốc Bắc Nam
Cao tốc Bắc Nam có ký hiệu toàn tuyến là CT01 nằm gần với Quốc lộ 1A huyết mạch. Thông suốt giữa 2 miền Bắc và Nam. Tuy nhiên nếu Quốc lộ 1A nối dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau thì đường cao tốc bắc Nam chỉ nối từ Hà Nội đến Cần Thơ.
Đường cao tốc Bắc Nam được lãnh đạo Chính phủ buộc phải gấp rút triển khai, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở lớn với tốc độ cao và an toàn, kết nối trung tâm kinh tế từ Hà Nội tới TP.HCM qua 20 tỉnh và thành thị.
Dự án có Cao tốc Bắc – Nam được quy hoạch 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.083 km có tốc độ thiết kế trong khoảng 100km/h-120 km/h, quy mô từ 4-6 làn xe, tổng mức đầu tư là 229.829 tỷ đồng. Trong đó nhà đầu tư huy động 136.286 tỷ đồng và Nhà nước hỗ trợ 93.534 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,7%) theo hình thức BOT được liên doanh giữa Tổng công ty 36, Công ty CP ĐT thương mại Hà Nội, Công ty CP xây lắp và Thương mại Trường Lộc.

II. Cao tốc Bắc Nam dài bao nhiêu km?
Cao tốc Bắc Nam có chiều dài 1.811km, điểm đầu là nút giao Pháp Vân (Hà Nội) và điểm cuối là nút giao Chà Và (Cần Thơ).
Đoạn đường cao tốc Bắc Nam được xây dựng gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ.

Các tuyến xây dựng
Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Đường Pháp Vân – Cầu Giẽ thuộc địa phận Hà Nội, dài 30 km, theo hướng tuyến đã được xây dựng, quy mô 4 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp 1 đồng bằng. Công trình đã hoàn thành giai đoạn 2, lên 6 làn xe vào cuối năm 2018
Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình
Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình qua địa phận các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình với chiều dài toàn tuyến là 56km; điểm đầu là Km 210 trên Quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội; điểm cuối là Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm.
Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa
Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa là tuyến đường cao tốc dài 107,28km, nối hai đầu mối giao thông Ninh Bình và Thanh Hóa thuộc tuyến đường cao tốc Bắc-Nam. Dự án được khởi công vào tháng 8 năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh
Đường cao tốc Thanh Hóa (Nghi Sơn)– Hà Tĩnh (Bãi Vọt) dài 97 km, bắt đầu từ thị xã Nghi Sơn đến điểm cuối giao với Quốc lộ 8A thuộc khu vực xã Đức Thịnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, quy mô 4-6 làn xe. dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Đường cao tốc Hà Tĩnh – Quảng Bình
Đường cao tốc Hà Tĩnh – Quảng Bình dài 145km, bắt đầu từ điểm giao với Quốc lộ 8A xã Đức Thịnh đến điểm cuối là vị trí nối với đường Hồ Chí Minh tại Km 959 thuộc địa phận huyện Bố Trạch, quy mô đường này chỉ gồm 4 làn xe.
Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị
Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị dài 117km, bắt đầu từ Nam cầu Bùng đến Cam Lộ, tương ứng Km11+922 thuộc tỉnh Quảng Trị, quy mô cũng chỉ với 4 làn xe.
Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng
Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng dài 182 km, bắt đầu từ Km11+922 tỉnh Quảng Trị tuyến có điểm cuối nối vào Km 24+100 Quốc lộ 14B tại khu vực Túy Loan, quy mô 4 làn xe.
Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là cao tốc loại A, tuyến đi qua 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, dài 139 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 14B và điểm cuối giao với đường vành đai tại phía Tây thành phố Quảng Ngãi, quy mô 4 làn xe, rộng mặt đường 26m, mặt đường bằng bê tông asphalt với tốc độ lưu thông 120 km/h.
Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định
Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định dài 170km, bắt đầu từ giao đường vành đai tại phía Tây thành phố Quảng Ngãi đến điểm cuối tuyến là vị trí giao với Quốc lộ 19 tại địa phận thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, quy mô 4 làn xe.
Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang
Đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết gồm 3 dự án thành phần: Nha Trang – Cam Lâm (dài 50 km, tổng mức đầu tư 7.600 tỷ đồng), Cam Lâm – Vĩnh Hảo (dài 79km. tổng mức đầu tư 18.464 tỷ đồng), Vĩnh Hảo – Phan Thiết (dài 101cm, tổng mức đầu tư 11.603 tỷ đồng).
Đoạn này có tổng chiều dài của toàn tuyến lên đến 230km quy mô 4-6 làn xe thuộc 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 98cm, có điểm đầu là vị trí nằm trên quốc lộ 1A đi Ba Bàu và điểm cuối kết nối với dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (khoảng km 41+600 theo lý trình đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây), quy mô 4-6 làn xe.
Đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dài 55,7 km, nối quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đường cao tốc này hoàn thành và hoạt động toàn tuyến từ ngày 8 tháng 2 năm 2015.
Đường cao tốc Long Thành – Bến Lức
Bến Lức – Long Thành là đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120 km/h. Tuyến đường sẽ được xây dựng theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 bao gồm 4 làn xe chạy và 2 làn dừng xe khẩn cấp. Giai đoạn 2 mở rộng thành 8 làn xe chạy và 2 làn dừng xe khẩn cấp.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương dài 39,8km, nối Long An với Tiền Giang với quy mô 4 làn xe, đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2010. Giai đoạn 2 mở rộng lên 8 làn xe. Lưu lượng xe rất lớn cần được mở rộng.
Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ
Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ dài 92km, có điểm đầu là vị trí nút giao Thân Cửu Nghĩa khớp nối với khu vực cuối của đoạn cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và điểm cuối là vị trí tiếp nối với đường dẫn vào cầu Cần Thơ
III. Tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào?
Gồm có 02 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.262 km.
- Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, chiều dài khoảng 1.941 km.
- Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.321 km.
Đường cao tốc Bắc Nam sẽ đi qua các tỉnh sau đây:
Tuyến cao tốc phía Tây (Ký hiệu CT2) có tổng chiều dài khoảng 1.321 km, đi qua địa phận 23 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (Ký hiệu CT1) có tổng chiều dài 1.941km. Đường ôtô cao tốc Bắc – Nam được xây dựng bao gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ.

III. Bản đồ cao tốc Bắc Nam
Dưới đây là bản đồ cao tốc Bắc Nam



IV. Tiềm năng phát triển cao tốc Bắc Nam
Cao tốc Bắc Nam được coi là một dự án vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Kết nối trung tâm chính trị Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua 32 tỉnh thành, thành phố và các vùng kinh tế xã hội của cả nước.
Đặc biệt cao tốc Bắc Nam còn giúp kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đảm bảo giao thông thông suất, đảm bảo an toàn quốc phòng, an toàn và trật tự xã hội.
Tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, chi phí vận tải giảm. Thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông để tăng trưởng kinh tế.

Trên đây là nội dung bài chia sẻ tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác tại Cẩm Nang Mua Nhà nhé.